Truy Xuất nguồn gốc Rau Má QNa Safe

Là sản phẩm của công ty QNASAFE được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap áp dụng mô hình sản xuất, phân phối và kiểm soát chất lượng theo mô hình khép kín từ sản xuất, sơ chế cho đến khi xuất bán ra thị trường đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Sản phẩm An Toàn

NHẬT KÝ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT THEO VIETGAP

PHIẾU XUẤT KHO

SP RAU MÁ

 

I

THÔNG TIN CÔNG TY

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO QNASAFE

1

Tên Công ty

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO QNASAFE

2

Địa chỉ

320/28 Phan Đình Phùng, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3

Số điện thoại

0935103599

II

THÔNG TIN SẢN PHẨM

 

1

Tên sản phẩm *

RAU MÁ QNASAFE

 

2

Xuất Xứ*

Xứ Đồng Bùi xã Thông, thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

3

Giới thiệu (Thông tin chi tiết về sản phẩm)

 

3.1

Lô sản xuất

Lô 13/2024 – RMQNASAFE ngày 12/7/2024

3.2

Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng

TCVN 11892:1-2017. Theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN về công bố tiêu chuẩn quốc gia ngày 17/10/2017.

3.3

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Hướng dẫn sử dụng: Dùng để chế biến với các món ăn khác, ăn trực tiếp

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

3.4

Mã truy xuất nguồn gốc

132024 RM123

III

THÔNG TIN NHÀ PHÂN PHỐI / ĐẠI LÝ

 

1

Tên nhà phân phối/Đại lý

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO QNASAFE

2

Địa chỉ:

CH1:45 Nguyễn Tự Tân, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.  

CH2: 106 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

 CH3: 67 Nguyễn Thuỵ, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3

Thông tin liên hệ mua hàng (Điện thoại, email…)

 0935103599

 

1/ Thời vụ trồng

Cây rau má có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, đối với những vùng trũng, rau má thường bị chết trong mùa mưa do ngập úng. Do đó, khi kết thúc mùa mưa, cần trồng dặm lại những chỗ rau má bị chết.

2/ Chọn đất và kỹ thuật làm đất

– Chọn đất: Cây rau má có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp nhất trên chân đất thịt, nhiều mùn. Đất không bị ô nhiễm, đảm bảo tiêu chuẩn về độ an toàn theo quy định.

– Kỹ thuật làm đất:

+ Trồng bằng hạt: Cày lần 1 phơi đất sau khi đã vệ sinh đồng ruộng. Sau 10 – 12 ngày phơi đất tiến hành cày lại lần 2. Sau cày lần 2 khoảng 7 ngày cày lại thật kỹ lần 3 và làm đất bằng phẳng, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 3 m (chiều dài tùy theo thửa ruộng)

+ Trồng bằng đoạn thân (cả gốc và rễ): Cày lần 1 phơi đất sau khi đã vệ sinh đồng ruộng. Sau 10 – 12 ngày phơi đất tiến hành cho nước vào ruộng, cày lại lần 2, kết hợp bừa nhuyễn, làm bằng mặt ruộng, có thể lên luống rộng 1,5 – 2m, rãnh sâu 15 – 20 cm dọc theo độ dốc của thửa ruộng nhằm để tiêu nước trong mùa mưa.

3/ Lượng giống, kỹ thuật gieo trồng

– Lượng giống:

+ Trồng bằng hạt: 2,5 – 3,0 kg/ha (125 – 150 gam/sào);

+ Trồng bằng đoạn thân (cả gốc và rễ): 400 – 500 kg/ha (20 – 25 kg/sào).

– Kỹ thuật gieo trồng:

+ Trồng bằng hạt: Sau khi lên luống xong, dùng hạt giống trộn với tro bếp nguội hoặc cát mịn vãi đều trên mặt luống, dùng cào răng nhỏ lấp hạt giống. Sau khi gieo hạt giống từ 5 – 7 ngày, tiến hành kiểm tra, nếu thấy thưa thì gieo bổ sung;

+ Trồng bằng đoạn thân (cả gốc và rễ): Là những đoạn thân rau má lấy từ 2 ruộng rau má khỏe mạnh và không nhiễm sâu bệnh. Trồng đoạn thân có từ 2 – 3 đốt trở lên hoặc cả cây theo khoảng cách 10 – 15 cm x 10 – 15 cm, lấp đất, ấn chặt gốc, tưới nước giữ ẩm.

+ Ngày xuống giống 01/4/2024.

4/ Phân bón và kỹ thuật bón phân

4.1 Giai đoạn từ khi trồng đến khi thu hoạch đợt thứ 1

  1. a) Lượng phân (tính cho 01 ha)

– Vôi bột: 01 tấn.

– Phân chuồng hoai mục: 10 tấn hoặc 01 tấn phân hữu cơ vi sinh (HCVS).

– Phân Ure: 240 kg.

– Phân NPK 20-20-15: 160 kg.

– Phân DAP: 120 kg.

  1. b) Kỹ thuật bón phân

– Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng (hoặc phân HCVS) + toàn bộ vôi bột

khi cày lần 1 phơi đất

– Bón thúc:

+ Thúc lần 1 (sau khi gieo trồng 7 – 10 ngày): Bón 40 kg Ure + 120 kg DAP.

+ Thúc lần 2 (sau khi gieo trồng 20 – 25 ngày): Bón 100 kg Ure + 100 kg NPK 20-20-15.

+ Thúc lần 3 (sau khi gieo trồng 30 – 35 ngày): Bón 100 kg Ure + 60 kg NPK 20-20-15.

4.2. Giai đoạn từ khi thu hoạch đợt thứ 1 đến đợt thứ 4 (3 đợt)

  1. a) Lượng phân (tính cho 01 ha)

– Phân chuồng hoai mục: 12 tấn hoặc 1,2 tấn phân hữu cơ vi sinh (HCVS).

– Phân Ure: 480 kg.

– Phân NPK 20-20-15: 480 kg.

  1. b) Kỹ thuật bón

Sau mỗi lần thu hoạch bón bổ sung 4 tấn phân chuồng hoai mục (400 kg

HCVS) và bón thêm 2 đợt phân cách nhau 10 – 12 ngày, mỗi đợt bón 80 kg Urê + 80 kg NPK 20-20-15.

5/Thu hoạch: Thu hoạch khoảng 45 – 60 ngày sau khi gieo trồng, các lứa sau tùy theo tình hình sinh trưởng, khoảng 25 – 40 ngày thu hoạch một lần (thu hoạch khoảng 8 đợt/năm). Phải sử dụng các vật dụng chứa rau lúc thu hoạch tránh tiếp xúc trực tiếp với đất. Năng suất thu hoạch trung bình khoảng 80kg/sào/đợt (tương đương 12,8 tấn/ha/năm).