GIA TĂNG GIÁ TRỊ (QUY TRÌNH SẢN XUẤT)
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ XÃ SƠN BA
Địa chỉ: Thôn Làng Ranh, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 0941 634 540
Email:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Tên sản phẩm: CHỔI ĐÓT ĐÀO HOÀNG
Chuẩn bị nguyên liệu à Phơi đót à Xé đọt àbuộc lọn à bện lưỡi à đóng cán à Đóng gói, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu – phơi đót:
nguyên liệu được thu hoạch về còn thô và tươi được sơ chế để loại bỏ những phần gốc, lá và rễ rồi được mang đi phơi khô, công đoạn này quyết định đến chất lượng và độ bền của cây chổi nên đòi hỏi sự khéo léo của người thợ; bởi tùy thuộc vào thời tiết và kinh nghiệm để xếp lớp dày hay mỏng, thời gian phơi ít hay nhiều.
Bước 2: Xé đọt.
Xé đọt chính là tách rời phần bông ra khỏi phần thân. Phần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó có trọng lượng cụ thể rồi chuyển sang khâu buộc lọn, từ đó bện thành cây chổi.
Bước 3: Buộc lọn chổi.
Phần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó có trọng lượng cụ thể rồi chuyển sang khâu buộc lọn. Buộc xong phải y như một về hình dáng, trọng lượng, kích thước. Tuyệt đối không được phép có lọn to lọn nhỏ, lọn ngắn lọn dài, lọn nặng lọn nhẹ. Nếu buộc lọn không đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của cây chổi. Việc buộc lọn cũng tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước trọng lượng cho phù hợp.
Bước 4: Bện lưỡi.
Các lọn sau khi bó xong sẽ được chắp lại với nhau, dùng chỉ, dây dù, hoặc dây cước, dây kẽm cố định lại, công đoạn này gọi là bện lưỡi. Bó các lọn chổi lại với nhau cho thật chặt, để khi sử dụng không bị hư hỏng.
Bước 5: Đóng cán
Công đoạn gắn lưỡi chổi vào tay cầm, hay còn gọi là cán chổi, khâu này gọi là “dô cán”. Loại cán truyền thống của chổi bông cỏ là dùng chính thân cây đót. Phần thân được tách ra khỏi phần đọt sẽ được bó lại với nhau theo kích thước nhất định, sau đó gắn vào phần lưỡi chổi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc dô cán đòi hỏi sự chắc chắn và đẹp mắt. Cán và lưỡi phải được gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.
Bước 6: Đóng gói, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG GẮN VỚI BẢO TỒN ĐẶC SẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Nghề làm chổi đót ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu đã trở thành một nghề truyền thống, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Chổi đót Đào Hoàng không chỉ nổi bật về chất lượng mà còn gắn bó mật thiết với cuộc sống và lao động của người dân địa phương. Mặc dù không có số lượng người làm nghề đông đảo như những làng nghề chổi đót ở các khu vực khác trong tỉnh, nhưng sản phẩm chổi đót ở huyện Sơn Hà lại có những ưu điểm đặc biệt, khiến chúng được thị trường ưa chuộng và có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
Nguyên liệu để làm chổi đót ở Sơn Hà chủ yếu được thu hoạch từ các vùng đót tự nhiên mọc ở gần nhà, giúp người dân không phải lo lắng về nguồn cung nguyên liệu. Điều này là một lợi thế lớn, vì không phải chịu sự biến động về giá nguyên liệu hay việc thiếu hụt đót như những nơi khác. Tuy nhiên, cái khó trong nghề này là sản xuất chổi đót phải phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, không thể sản xuất tràn lan, nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, những người làm chổi đót ở Sơn Hà thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công và nổi bật của chổi đót Sơn Hà là chất lượng sản phẩm. Những cây chổi đót được làm ra từ bàn tay khéo léo của người thợ nơi đây không chỉ có độ bền cao mà còn đặc biệt không bị rụng bông trong quá trình sử dụng. Điều này làm cho sản phẩm của Sơn Hà luôn được người tiêu dùng tin tưởng và ưa chuộng. Hơn nữa, sản phẩm chổi đót Đào Hoàng, một thương hiệu nổi tiếng ở Sơn Hà, không chỉ phục vụ cho thị trường trong tỉnh mà còn được bán ra các tỉnh thành khác và được thị trường yêu thích nhờ chất lượng vượt trội.